Triển khai xây dựng nội dung phần mềm Trợ lý ảo giúp việc cho Thẩm phán



Triển khai xây dựng nội dung phần mềm Trợ lý ảo giúp việc cho Thẩm phán
#Tòa_án_nhân_dân_tỉnh_Bà_Rịa_Vũng_Tàu

Chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử là xu thế toàn cầu. Đối với Tòa án, xây dựng Tòa án điện tử là xu thế tất yếu trong “thời đại số” để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp với nền tư pháp văn minh của thế giới. Đây cũng chính là việc thực hiện cam kết của Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam tại Hội nghị Chánh án các nước ASEAN đó là đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử.
Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng Tòa án điện tử luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách tư pháp của hệ thống Tòa án. Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo đầu tư xây dựng và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, tạo ra những đột phá lớn trong hoạt động của Tòa án.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin của Tòa án. Tuy nhiên, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin- là một bước trong tiến trình xây dựng Tòa án điện tử, khi triển khai trên thực tế còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế nhất là về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin.
Để kịp thời thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 và đạt được mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Thông tin- Truyền thông đã tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi số và định hướng xây dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” nhằm đưa ra các định hướng chiến lược xây dựng Tòa án điện tử; đồng thời trang bị cho cán bộ, công chức kiến thức để chủ động tham gia vào công cuộc xây dựng Tòa án điện tử.

Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Thông tin- Truyền thông đã ký kết Chương trình phối hợp trong công tác chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Bộ Thông tin- Truyền thông đã giao cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng và đội ngũ những chuyên gia của Tòa án ứng dụng triệt để cuộc cách mạng 4.0, nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp để phát triển Tòa án điện tử trong tương lai hướng đến việc thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử. Theo đó, toàn bộ hoạt động của Tòa án được công khai, minh bạch, rõ ràng giúp người dân dễ dàng tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết vụ án và các công việc của Tòa án “Mọi lúc – Mọi nơi – Mọi phương diện”.

Vừa qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dẫn đầu Đoàn công tác đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội cho biết, trong thời gian qua, Viettel được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tại, Tòa án nhân dân tối cao và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đang tập trung hoàn thiện nền tảng pháp lý; xây dựng chiến lược tổng thể về chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử; đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả các hệ thống công nghệ thông tin hiện có; phát triển hạ tầng số; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin số; cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ vụ án và các dịch vụ công của Tòa án; bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình, chuyển đổi số đã dần trở thành xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cơ hội phát triển chưa từng có, gắn với đó là những thách thức và yêu cầu phải tự điều chỉnh. Chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi công nghệ mà quan trọng hơn là chuyển đổi về tư duy thiết kế và nội dung chính sách ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Hệ thống TAND nói riêng và cả hệ thống chính trị của Việt Nam buộc phải tự đổi mới để thích ứng được xu thế toàn cầu. Cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hóa, kết nối, siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đánh giá cao sự phối hợp giữa hai bên, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của sự phát triển Tòa án Việt Nam trong quá trình xây dựng Tòa án điện tử, hướng tới chuyển đổi số, góp phần hoàn thành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia định hướng đến năm 2030.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, đội ngũ chuyên gia hàng đầu về điện tử viễn thông và kinh nghiệm sẵn có trong việc xây dựng, phát triển chuyển đối số, Tập đoàn Viettel sẽ giúp cho Tòa án nhân dân tối cao nhanh chóng xây dựng thành công Tòa án điện tử, Toà án số trong thời gian ngắn nhất theo kế hoạch hai bên đã đề ra.

Thực hiện: Truyền hình Tòa án nhân dân

source

Thông tin liên hệ:

Mạng xã hội:

Trần Tính

Xin chào mọi người tên tôi là Trần Tính, năm nay 24 tuổi. Sở thích đi phượt và xem phim phim một mình. Hiện là Blogger at mofficeviettel.com. Mạng xã hội: hahalolo.com/@trantinh, gab.com/trantinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *