Thích trộm đồ lót của cô gái hàng xóm, Phó Chủ tịch xã ở Sóc Trăng mắc bệnh gì?



Những người thích lấy trộm đồ lót có biểu hiện của chứng loạn dục. Những đồ ăn cắp vặt không sử dụng cho cá nhân hoặc bán lấy tiền mà ngược lại đồ ăn cắp có thể vứt đi hoặc bỏ xó… chỉ nhằm thỏa mãn những thôi thúc bệnh lý của họ.Ông Trần Văn Mai, Phó chủ tịch UBND xã Long Bình, TX.Ngã Năm Sóc Trăng tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, sau khi bị tố giác nhiều lần trộm quần lót một cô gái cùng xóm.Sáng 1.10, một lãnh đạo xã Long Bình, TX.Ngã Năm Sóc Trăng cho biết đang làm quy trình kỷ luật Đảng ông Trần Văn Mai, Phó chủ tịch UBND xã Long Bình. Ông Mai được cho là vi phạm đạo đức lối sống khi bị một cô gái cùng xóm tố cáo nhiều lần trộm quần lót của cô.Vụ việc xảy ra nhiều tháng qua khi một cô gái ở gần nhà ông Mai phát hiện bị mất nhiều quần lót. Sau khi gắn camera theo dõi, cô gái này phát hiện người có hành vi “biến thái” là ông Mai.Trao đổi với PV Infonet, Ts. Bs Trần Thị Hồng Thu, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, đây là biểu hiện của hội chứng rối loạn thói quen và rối loạn xung đột trộm cắp bệnh lý.Ăn trộm về không để làm gì cả. Người ta mắc bệnh đó không thể muốn là khỏi được bệnh, cần phải hỗ trợ từ phía bác sĩ. Cách chữa tích cực nhất là vừa chữa trị bằng tâm lý kết hợp với thuốc. Có những bệnh lý rất nhẹ thì điều trị bằng tâm lý, nhưng bệnh nặng phải kết hợp dùng thuốc, TS Hồng Thu nhận định.Theo PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương thì những người mắc bệnh này thường có hành vi ngoài ý muốn. Đặc biệt đối với những người thích lấy trộm đồ lót có biểu hiện của chứng loạn dục. Những đồ ăn cắp vặt không sử dụng cho cá nhân hoặc bán lấy tiền mà ngược lại đồ ăn cắp có thể vứt đi hoặc bỏ xó… chỉ nhằm thỏa mãn những thôi thúc bệnh lý của họ.Không nên kết tội, chụp mũ, chế giễu cho người ta. Bởi những người có hành vi như này cũng đã rất khổ tâm rồi, TS Thu nói và cho biết, đây là bệnh rất hiếm gặp, dù bản thân bà chứng kiến ở ngoài đời nhưng với vai trò là bác sĩ, TS Thu chưa từng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nào có biểu hiện bệnh như thế. Chẳng có ai đi khám bao giờ, vì họ cũng ngại nói ra. Họ mặc cảm, TS Thu nhấn mạnh.Tương tự, bác sĩ chuyên khoa nam học Nguyễn Hoài Bắc cũng lưu ý, đây là biểu hiện của bệnh lý loạn dâm người bệnh có ham muốn, thôi thúc được thỏa mãn nhu cầu tình dục theo những cách khác thường. Nguyên nhân của bệnh này rất phức tạp. Hành động của người mắc đôi khi nằm ngoài ý muốn của bản thân và điều trị chứng loạn dâm vẫn là việc vô cùng khó cho cả thầy thuốc tâm lý cũng như tình dục học.Trong đó có những trường hợp loạn dâm đồ vật, có sở thích sử dụng các đồ vật vô tri vô giác làm phương tiện kích thích để đạt khoái cảm và sau đó là tự thỏa mãn. Người loạn dâm đồ vật thường mua và tàng trữ rất nhiều loại quần áo của phụ nữ hoặc ăn trộm đồ của những người mà họ thần tượng.Theo đó, những người mắc chứng bệnh này thường chỉ có thể đạt được khoái cảm khi mặc những đồ này. Khi đã mặc được những bộ đồ yêu thích, họ thường tưởng tượng ra một kịch bản liên quan đến chuyện tình dục nào đó. Sự tưởng tượng này cũng rất phong phú, đôi khi họ tưởng tượng ra cảnh chính họ đang ân ái với người nữ mà họ thần tượng, chuyên gia nam học Hoài Bắc nói.Người loạn dâm đồ vật chủ yếu là nam giới thuộc mọi lứa tuổi khác nhau, rất hiếm khi gặp người bệnh là nữ. Họ thường đánh cắp những đồ vật của những người mà họ thần tượng như quần lót, áo lót, giày dép, lông, tóc, dây lưng, găng tay, khăn tay, điện thoại, bít tất… và sử dụng những đồ vật này mỗi khi họ có nhu cầu.Cùng ý kiến trên, một chuyên gia tâm lý khác cũng cho biết các trường hợp này thuộc chứng bệnh tâm thần trong nhóm bệnh loạn dục. Nguyên nhân căn bệnh trên là do những phát triển tâm lý không bình thường của người bệnh. Hoặc có thể do cấu trúc não bẩm sinh, sinh ra hành vi bất thường, không theo ý muốn.Ngoài ra yếu tố xã hội, môi trường sinh sống, gia đình cũng có thể làm thay đổi tâm sinh lý của những con người bình thường trở nên như vậy. Bệnh này có thể chữa được nhưng rất mất thời gian. Có thể kết hợp dùng thuốc đặc trị hoặc sử dụng liệu pháp tâm lý, thay đổi môi trường cho người bệnh.

source

Thông tin liên hệ:

Mạng xã hội:

Trần Tính

Xin chào mọi người tên tôi là Trần Tính, năm nay 24 tuổi. Sở thích đi phượt và xem phim phim một mình. Hiện là Blogger at mofficeviettel.com. Mạng xã hội: hahalolo.com/@trantinh, gab.com/trantinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *