Ram Ecc tự sữa lỗi cách nâng cấp RAM Laptop PC chi tiết nhất



Ram Ecc tự sữa lỗi Hướng dẫn cách nâng cấp RAM máy tính Laptop PC chi tiết nhất

Ram là một thiết bị phần cứng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất cũng như tốc độ máy tính của bạn. Máy tính bạn đang thiếu RAM và bạn đang có ý định nâng cấp thêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình?

Chốt lại những điều cần quan tâm khi mua RAM

Nếu như bạn mua RAM thì hãy để ý đến 3 yếu tố sau:
Dung lượng RAM.
Chủng loại, hay còn gọi là chuẩn của RAM (DDR 2, DDR 3….)
Tốc độ BUS của RAM.

Trên thực tế thì chúng ta đã trải qua rất nhiều đời RAM, nhưng một số đời RAM phổ biến trong chục năm đổ lại đây thì có những loại sau: DDR 1, DDR 2, DDR 3 và DDR 4. Ram DDR 4 thì tuy là rất mạnh mẽ nhưng nó vẫn chưa được phổ biến vì vấn đề phần cứng máy tính hiện nay chưa tương thích nhiều với loại RAM này.

DDR 1: (tên đầy đủ của nó là DDR SDRAM, DDR là viết tắt của cụm từ Double Date Rate). Loại RAM DDR 1 này bây giờ rất hiếm, vì nó có tuổi đời hơn chục năm rồi. Và bây giờ nó cũng không còn phù hợp với cấu hình phần cứng hiện tại nữa, nó quá yếu và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
DDR 2: Đây là thế hệ tiếp theo của RAM DDR 1 sử dụng cho các bảng mạch sử dụng Chipset Intel dòng 945 —– G31. Loại chip này sử dụng công nghệ chân đế tiếp xúc Socket 775. Và cho tới thời điểm hiện tại (năm 2017) thì vẫn còn khá nhiều máy tính dùng loại này. Loại RAM này thường được sử dụng cho các CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo…
DDR 3: Có lẽ đây là loại RAM phổ biến nhất thị trường hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy tính đời mới. Loại RAM này thường được sử dụng cùng với CPU Intel Core 2 Duo, Core I3/ I5 hoặc I7….
DDR 4: Là loại RAM mạnh mẽ nhất hiện nay, nó chỉ tương thích với một số phần cứng đời mới hiện nay.

RAM ECC là gì?
Một thanh RAM server có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó. Do đó, đối với một thanh RAM thông thường (Non-ECC) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ crash, đặc biệt là đối với các server. Và khi crash xảy ra thì RAM (Non-ECC) phải nạp lại toàn bộ dòng data vì không có khả năng quản lý được dòng dữ liệu. Đối với RAM ECC thì khi crash xảy ra RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin (packet) bị crash. RAM ECC có 9 chip (RAM Non-ECC có 8 chíp), nó có chế độ tự động sửa lỗi, vì thế RAM ECC có độ ổn định và hiệu suất cao hơn các RAM bình thường khác.

Hiện nay có 2 loại RAM ECC chủ yếu là:

RAM Unbuffered ECC ( RAM ECC UDIMM)
Là loại RAM Unbuffered bổ sung thêm tính năng ECC có chức năng tự kiểm tra và sửa lỗi. RAM Unbuffered (RAM UDIMM) là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi (register) được thiết kế trên module bộ nhớ mà thay vào đó, các thiết bị này được thiết kế trên bo mạch chủ (motherboard). RAM Unbuffered ECC các lệnh truy xuất bộ nhớ được đưa trực tiếp đến module bộ nhớ, nhanh hơn RAM Registered ECC vì không phải gửi gián tiếp qua Registered chip.

RAM Registered ECC (RAM ECC RDIMM)
Trước hết RAM Registered ECC (RAM ECC RDIMM) là loại RAM Registered có bổ sung thêm tính năng ECC dùng để tự kiểm tra và sửa lỗi. RAM Registered (RAM RDIMM) là bộ nhớ có chứa các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên module nhớ. Các thanh ghi (register) tái định hướng (re-drive) các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn. Lệnh truy xuất của RAM Registered ECC được gửi đến Registered chip trước sau đó mới truyền đến module bộ nhớ.

Cơ chế hoạt động của RAM Registered ECC có cả ưu và nhược điểm:
Nhược điểm: dễ thấy nhất của RAM Registered ECC do nguyên lý hoạt động của nó. Các lệnh truy xuất do phải gửi đến Register chip trước sau đó mới truyền đến module bộ nhớ nên các lệnh chỉ thị sẽ mất xấp xỉ 1 chu kì CPU.

Ưu điểm: là khi xài RAM Registered ECC sẽ giúp giảm tải bớt khối lượng điều khiển bộ nhớ của CPU, một phần công việc truy xuất trực tiếp bộ nhớ đã có Register chip thực hiện.Nhờ đó CPU sẽ bớt được khối lượng công việc, giúp máy chạy tốt và hiệu quả hơn.

Điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong môi trường máy chủ. Ví dụ đối với loại Motherboard Supermicro X8DTH-6F hỗ trợ 2 CPU loại E5600, khoảng cách này còn lớn hơn với 48GB ECC UDIMM hoặc 192GB ECC RDIMM. Đối với môi trường ảo hóa, nơi mà dung lượng bộ nhớ và băng thông bộ nhớ (Memory bandwidth) là các yếu tố then chốt để đạt được mật độ ảo hóa cao, RAM Registered ECC là lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn đã mua loại RAM Unbuffered ECC rồi sau đó muốn nâng cấp, rất có thể bạn sẽ phải thay thế toàn bộ RAM cũ bằng loại RAM mới và làm tăng chi phí khá nhiều.

Ứng dụng của Ram ECC trong máy tính PC, Workstation
Chính vì sự ổn định hầu như tuyệt đối – Ram Ecc được ứng dụng thực tiễn vào nhiều chương trình khoa học, công nghiệp cần sự ổn định lớn

source

Thông tin liên hệ:

Mạng xã hội:

Trần Tính

Xin chào mọi người tên tôi là Trần Tính, năm nay 24 tuổi. Sở thích đi phượt và xem phim phim một mình. Hiện là Blogger at mofficeviettel.com. Mạng xã hội: hahalolo.com/@trantinh, gab.com/trantinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *